• Trang Chủ
  • Phòng Triển Lãm
  • Thăng Hoa Việt Thư Quán
    • Giới Thiệu
    • Liên Hệ
    • Tài Khoản
  • Diễn Đàn

VÕ THUẬT VÀ THƯ PHÁP

  • Home
  • Bài Viết
  • VÕ THUẬT VÀ THƯ PHÁP

VÕ THUẬT VÀ THƯ PHÁP

admin2018-10-19T05:39:24+00:00
Đăng ngày 19 Tháng Mười, 2018 Bài Viết

Võ thuật và thư pháp

Có một vị thiền sư khi khai thị cho một học trò, ngài ấy đã lấy một cây trúc múa một đoạn và viết xuống mặt đất chữ vô. Khi ấy, người học trò như chưa hiểu rỏ tâm ý của thầy mình nên cứ ngắm mãi chữ vô đến một lúc nào đó gió thổi mạnh. Chữ vô biến mất làm người học trò thấy bối rối. Vốn thiên nhiên là một sự vận động vô cùng và con người cũng là những thành phần trong sự vận động đó, một lúc nào đó chính chúng ta tạo nên cho mình một không gian riêng cho nội tâm và truyền tải nội tâm ấy qua những hình thức. Võ thuật và Thư pháp gần như được vị thiền sư dẫn động hài hòa tạo nên một đạo lý trong cuộc sống.

Võ thuật kiếm hiệp có câu “vô chiêu thắng hữu chiêu” ứng với thư pháp có câu “tâm bình như thủy” qua cách diễn giải chúng ta có thể thấy được trong võ thuật xem trọng sức mạnh để chiến thắng đối phương. Bí quyết của võ thuật gồm có nội lực và ngoại lực, được xem là nghệ thuật vận động.

Nguyên thủy là cách để tránh thiên nhiên (các loài thú dữ) và kẻ thù bên ngoài (địch thủ) cùng với kẻ thù bên trong (bệnh tật) vốn là mục tiêu cho võ thuật rèn luyện, hướng dẫn đến sự hoàn thiện trong cuộc sống. Thư pháp cũng vậy vốn khi chuẩn bị viết một chữ thư pháp tâm trạng cần bình lặng (Tâm bình) nhưng qua cách truyền đạt nội tâm, các nhà thư pháp trình diễn các con chữ qua những kỹ thuật dẫn người xem từng bước đi vào nội tâm của nhà thư pháp. Sự dẫn động từ nội tâm truyền đạt cái hồn của chính cảm xúc vào con chữ và khi viết mọi người được xem cái hình thức từ bên ngoài mang theo nội tâm của nhà thư pháp.

Võ thuật mang sức mạnh bên ngoài nhằm giải tỏa nội tâm muốn ổn định cân bằng cuộc sống và giá trị trong cuộc sống vốn đa dạng. thế nhưng thư pháp dù mang vẽ đẹp nội tâm trưng bày bằng hình thức viết chữ mà ta nhìn thấy nhằm cân bằng tâm thức mà chính nhà thư pháp muốn thể hiện cho người xem.
Trong cân bằng cuộc sống võ thuật với những kỹ thuật mang theo nhu và cương trong các động tác, võ thuật lấy bản thân tấn công (cương) nhưng lại lấy đôi tay, kỹ thuật để phòng thủ (nhu). Dù có hai mặt tương tác thế nhưng trạng thái nào cũng muốn đạt đến đỉnh điểm nên trạng thái nào cũng muốn vượt lên lấn át trạng thái kia.

zen21

Thư pháp với phương pháp nhằm hoàn chỉnh kỹ thuật viết chữ nhưng lại muốn mang theo tâm thức của chính mình vào con chữ. Thế nhưng có đôi khi con chữ quá hoàn thiện lại làm tâm thức gần như quá khó hiểu và ngược lại. Tâm thức và cách thể hiện (nhu và cương) dù muốn hay không vẫn mang trong nó nét đẹp của cuộc sống nếu mọi người cùng thưởng thức và xem như một tác phẩm nghệ thuật qua động tác (võ thuật) và đường nét (thư pháp).
Trong Thư pháp cũng mang theo ý bút với các đường nét hoàn chỉnh và võ thuật cũng gần như mang theo ý trong chiêu để truyền tải cái vô chiêu trong hữu chiêu của đường quyền. Vẽ đẹp thư pháp với đường nét con chữ hài hòa sống động hoàn toàn giao hòa cùng đường quyền trong võ thuật. cái chính là ta có thể nắm bắt được Thư pháp qua võ thuật hay võ thuật qua thư pháp bằng đường (chiêu) và nét (cách đánh).

VÕ THUẬT VÀ THƯ PHÁP

Việc tập trung cao độ trong Thư pháp và võ thuật có chung một mạch khi thể hiện gần như không có mang theo lề lối mặc dù căn bản vẫn có được ý và thức nhằm muốn thể hiện một nét, một quyền nào đó.

Chia sẻ bài viết

FacebookTwitterLinkedInGoogle +Email

Bài Viết Gần Đây

Thư pháp Việt: Nghệ thuật mang tâm hồn của người hay chữ

(TBTCVN) – Theo quan niệm phương Đông, chữ thư pháp còn có ý nghĩa về mặt phong thủy. Thầy... Xem Thêm

Đăng Học – “Chàng trai vàng” của Thư pháp Việt

Nếu gặp Đăng Học ngoài đường, bạn sẽ dễ lầm tưởng anh với một diễn viên điện ảnh đẹp... Xem Thêm

HỒN CHỮ VIỆT TRONG THƯ PHÁP HIỆN ĐẠI

Với cây bút lông, mực và giấy, người Trung Hoa đã đưa nghệ thuật viết chữ vươn lên đỉnh... Xem Thêm

PHONG CÁCH VÀ ĐƯỜNG NÉT TRONG THƯ PHÁP

PHONG CÁCH VÀ ĐƯỜNG NÉT TRONG THƯ PHÁP Được chia ra là hai lối viết chính: Lối trúc và lối... Xem Thêm

Bài viết mới

  • Phim ngắn thư pháp ” Đi tìm khoảng cách”
  • Phim ngắn thư pháp ” Đi tìm khoảng cách”
  • Phim Ngắn Ngu Đồ
  • LUYỆN THƯ PHÁP VIỆT VỚI ĐĂNG HỌC (LÝ THUYẾT – THỰC HÀNH)
  • Tư Liệu Hồn Chữ Việt

Chuyên mục

  • Bài Viết
  • Chưa được phân loại
  • Sự Kiện
  • Tư Liệu
  • Tư Liệu Video
  • Video Nổi Bật
Bản quyền website thuộc về Thăng Hoa Việt Thư Quán
THĂNG HOA VIỆT THƯ QUÁN
372/11A Cách Mạng Tháng 8, Phường 10, Quận 3, TP HCM
thanghoavietthuquan@gmail.com
0866 747585
Powered by gonline.vn
  • Trang Chủ
  • Phòng Triển Lãm
  • Thăng Hoa Việt Thư Quán
    • Giới Thiệu
    • Liên Hệ
    • Tài Khoản
  • Diễn Đàn